Nhà thuốc Phước Thiện

Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây viêm, lâu dần tạo thành các vết loét. Nguyên nhân gây viêm loét là do nhiễm khuẩn, sử dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm… Ngày đăng: 30/05/2024

Vậy người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Chuối

Đây là loại có quả có thành phần rất tốt cho hệ tiêu hoá, giúp có khả năng trung hoà được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày, giảm viêm và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Ngoài ra, chuối có chứa hàm lượng kali cao giúp bù đắp lượng thiếu hụt nếu người bệnh bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Thành phần xơ hoà tan pectin còn tốt cho người bị rối loạn hệ tiêu hoá, táo bón hoặc tiêu chảy.

Nha đam

Nha đam không chỉ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe, chứa các hoạt chất hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá.

Chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp tăng cường sự tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời giảm bớt áp lực lên niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh đó, nha đam còn giàu chất chống oxy hóa như: vitamin C, vitamin E beta-carotene giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương do viêm loét dạ dày.

Nghệ

Nghệ có khả năng trung hòa lượng axit trong dạ dày từ đó giúp làm giảm việc tổn thương niêm mạc do axit dạ dày tăng cao.

Curcumin có trong nghệ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách ức chế sự sản xuất các chất gây tổn thương niêm mạc và tăng cường sự tái tạo tế bào niêm mạc dạ dày.

Gừng

Gừng có chứa hợp chất chống viêm tự nhiên như gingerol và shogaol giúp giảm viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Gừng còn giúp cải thiện các triệu chứng của đau dạ dày, chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu…

Có thể sử dụng trực tiếp gừng tươi như: ăn kẹo gừng, uống trà gừng hoặc nấu chín cùng với các món ăn để dùng như một hoạt chất bổ sung. Dù sử dụng ở hình thức nào thì gừng đều có thể phát huy tốt công dụng. 

Khoai lang

Khoai lang có chứa hàm lượng chất xơ tự nhiên cao, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid dịch vị và giảm lượng đường huyết đột ngột.

Đây còn chứa các vitamin và khoáng chất dồi dào như: beta-caroten và vitamin C, giúp ngăn ngừa viêm loét tiến triển và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Không nên ăn gì khi bị viêm loét dạ dày? 

Có một số loại thực phẩm mà bạn nên hạn chế hoặc tránh khi bạn đang mắc bệnh viêm loét dạ dày. Dưới đây là một số loại thực phẩm không nên ăn:

Thực phẩm gây kích thích axit dạ dày:các thực phẩm có chứa caffeine như: cà phê, rượu bia…và các thực phẩm có tính chua có thể gây kích thích sản xuất axit trong dạ dày và làm kích ứng niêm mạc. 

Thực phẩm chứa acid citric như: cam, chanh, bưởi…hoặc các loại nước ngọt có chứa  acid citric.

Thực phẩm giàu chất béo: như đồ ăn nhanh, đồ chiên, mỡ động vật…có thể gây nặng bụng và tăng cảm giác khó chịu.

Viêm loét dạ dày là một vấn đề sức khỏe phổ biến, nhưng chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ quá trình điều trị và giảm nguy cơ tái phát. Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên đi thăm khám và điều trị để tránh được những biến chứng nguy hiểm như: thủng dạ dày, ung thư dạ dày…