Nhà thuốc Phước Thiện

Nguyên nhân, cách phòng ngừa nấm da đầu

Là một bệnh lý da liễu khá phổ biến, nấm da đầu không chỉ gây ngứa, tróc da, rụng tóc mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nấm da đầu và có những cách phòng ngừa nấm ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới. Ngày đăng: 29/06/2024

Nguyên nhân gây nấm da đầu phổ biến

Microsporum và Trichophyton là 2 loại nấm gây ra tình trạng nấm trên da đầu. Chúng xâm nhập vào bên trong các sợi tóc và cư trú ở những vùng da đầu ẩm ướt, có độ ẩm cao. Tác động vào phần da đầu làm ngứa ngáy, vảy gàu, phá hủy da đầu và khiến tóc rụng nhiều. Đặc biệt, khi để chuyển biến nặng, nấm da đầu sẽ có nguy cơ gây viêm da đầu, nhiễm trùng và khả năng để lại sẹo sau khi chữa khỏi. 

Cùng điểm qua những nguyên nhân gây nấm da đầu thường gặp

  • Không vệ sinh kỹ vùng da đầu
  • Duy trì thói quen không tốt như lười gội đầu, ngủ khi tóc chưa khô…
  • Lây nhiễm từ người bệnh
  • Do nguồn nước bẩn
  • Nấm da đầu do lây nhiễm từ động vật
  • Cách điều trị nấm da đầu

Để tình trạng nấm da đầu không tiến triển nặng, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

Phương pháp điều trị nấm da đầu

Sử dụng thuốc trị nấm

Bạn có thể dùng thuốc dưới dạng bôi hoặc thuốc uống, bên cạnh đó nên kết hợp gội đầu bằng dầu gội chống nấm. Một số loại thuốc trị nấm bạn có thể tham khảo như: Fluconazole, Terbinafine, Itraconazole…

Gội đầu bằng nước bồ kết 

Hoạt chất Saponin có trong quả bồ kết có tác dụng làm sạch da đầu. Bồ kết một trong những loại thảo dược được biết đến với hiệu quả chăm sóc tóc và da đầu hiệu quả. Do đó, nếu bạn đang bị nấm da đầu ở mức độ nhẹ, bạn có thể gội đầu bằng loại thảo dược này. Trước khi gội, bạn nên nướng bồ kết và đun sôi với nước. Chờ nước nguội và dùng nước này để tiến hành gội đầu. 

Mẹo phòng ngừa bệnh nấm da đầu

  • Giữ gìn vệ sinh da đầu, khi gội đầu không nên cào gãi mạnh làm da đầu bị xây xước, tạo điều kiện để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong.
  • Hạn chế gội đầu quá nhiều lần bằng những sản phẩm có khả năng tẩy rửa cao.
  • Luôn làm khô tóc sau khi gội hoặc sau khi bị ướt tóc do trời mưa.
  • Không nên đội mũ quá chật trong thời gian quá lâu khiến tóc bị ẩm.
  • Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác như khăn, lược, mũ, nhằm hạn chế nguy cơ lây bệnh. 
  • Không nên tiếp xúc quá nhiều với thú nuôi bị bệnh vì sẽ rất dễ lây nhiễm nấm
  • Bổ sung nhiều loại rau quả, thực phẩm giàu vitamin C
  • Tăng cường uống nước và hạn chế các loại thực phẩm có cồn.

Mặc dù, nấm da đầu không nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nhưng sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.Hy vọng, bài viết sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích giúp bạn có thể phòng ngừa nguy cơ gây nấm da đầu. Cũng như duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh, giúp da đầu luôn khỏe mạnh nhé!