Nhà thuốc Phước Thiện

Mẹo chữa cháy nắng hiệu quả trong ngày hè

Mùa hè là thời điểm lý tưởng cho những chuyến đi, cho các kỳ nghỉ. Tuy nhiên, cái nắng gay gắt của ngày hè rất dễ làm làn da của bạn bỏng rát, đen, thậm chí cháy nắng. Vậy nếu cháy nắng thì làm sao để giúp da dễ chịu và nhanh chóng phục hồi. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài mẹo nhỏ giúp làm dịu da và cải thiện da cháy nắng trong mùa hè nhé! Ngày đăng: 23/05/2024

Tình trạng da bị cháy nắng

Cháy nắng là hiện tượng làn da bị tổn thương sau khi tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời trong thời gian dài. Lúc này các sắc tố melanin trên da tăng lên để bảo vệ da, khiến da trở nên sẫm màu. Người có làn da mỏng, trắng, thường ít sản sinh sắc tố melanin nên khi ra nắng sẽ có nguy cơ cháy nắng hơn.

Biểu hiện của da bị cháy nắng

Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở cường độ cao trong hơn 6 giờ, da sẽ bắt đầu có những dấu hiệu cháy nắng. Và thường sẽ có những biểu hiện như:

Sờ vào da thấy nóng, da bị đỏ ửng, đau sưng nề và ngứa. Trên bề mặt da cháy nắng sẽ xuất hiện bọng nước nhỏ. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị sốt cao, đau đầu, nôn ói, ý thức mơ hồ hơn do ảnh hưởng xấu bởi ánh nắng mặt trời. 

4 Cách chữa cháy nắng an toàn và hiệu quả

Sử dụng nước mát làm dịu da 

Là một trong những phương pháp làm dịu da cháy nắng nhanh nhất. Khi sử dụng nước mát sẽ giúp hạ nhiệt độ cho khu vực da bị ảnh hưởng. Không nhất thiết phải dùng nước đá vì rất dễ gây bỏng nặng thêm da cho, bạn chỉ cần dùng nước mát bình thường. 

Đặc biệt, không nên dùng nước ở hồ bơi hoặc nước biển, vì trong thành phần có thể chứa clo sẽ gây kích ứng da, ngoài ra lượng muối trong nước biển cũng sẽ khiến da bị ảnh hưởng. 

Sử dụng gel nha đam để chữa cháy nắng

Là một loại cây thân nước, phần gel trong nha đam được sử dụng để dưỡng ẩm rất tốt. Chúng có khả năng làm mát và làm dịu vết cháy nắng hiệu quả.

Khi da bị cháy nắng, bạn có thể dùng lớp gel nha đam bôi trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng, thoa đều và massage để cung cấp độ ẩm và làm mát da. Tuy nhiên, đối với những ai có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng do một số thành phần trong gel nha đam thì không nên dùng cách này. Đối với phương pháp này, bạn có thể áp dụng 3-4 lần/tuần để nhanh cải thiện và giúp da hồi phục nhanh chóng.

Dùng sữa chua không đường để làm dịu da 

Sữa chua là thực phẩm bổ dưỡng, không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn chứa nhiều vi sinh vật có lợi giúp làm dịu và xua tan cảm giác ngứa rát do cháy nắng rất hiệu quả. Bạn nên dùng sữa chua không đường, sau khi bôi và giữ trên da từ 5-10 phút, bạn sẽ cảm thấy hơi ngứa rát, lớp mẩn đỏ trên da sẽ giảm đi đáng kết, lớp da mới sau đó sẽ được phục hồi tốt hơn.

Một lưu ý nhỏ đó là trước khi bôi sữa chua, bạn cần làm sạch vùng da cháy nắng bằng nước sạch. Sau khi dùng sữa chua, bạn sử dụng khăn mềm để lau khô da, hạn chế chà xát làm da bị tổn thương nhiều hơn. 

Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da

Đối với da bị cháy nắng việc cung cấp độ ẩm cho da là bước vô cùng quan trọng. Cách này sẽ giúp làm mềm và dịu da và tăng tốc độ phục hồi da. Ngoài những phương pháp xử lý ban đầu khi da bị cháy nắng, bạn cần chăm sóc da liên tục bằng cách dưỡng ẩm tốt cho da. 

Đối với kem dưỡng ẩm, bạn nên lựa chọn các thành phần lành tính, chuyên biệt dành cho da nhạy cảm hoặc da bị tổn thương, không chứa chất tạo màu. Bởi nếu sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần gây kích ứng sẽ khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Vào mùa hè da rất dễ bị cháy nắng, nếu thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có thể dẫn đến lão hóa da sớm và ung thư da. Những mẹo chữa cháy nắng được chia sẻ trong bài viết đều cho hiệu quả tức thì, bạn nhớ lưu lại để áp dụng. Trong trường hợp, vùng da bị cháy nắng tổn thương nặng bạn cần đến Bác sĩ để được chữa trị đúng cách. 

Ngoài ra, khi ra đường bạn nên che chắn kỹ lưỡng kết hợp bôi kem chống nắng để da luôn được bảo vệ kịp thời nhé!