Nhà thuốc Phước Thiện

4 Mẹo hỗ trợ chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà

Nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Nhiệt miệng gây khó chịu, đau rát nếu không có phương pháp điều trị sẽ gây đau nhức kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi. Để giúp giảm nhanh các triệu chứng và phòng ngừa nhiệt miệng tái phát, bạn có thể áp dụng một vài mẹo chữa nhiệt miệng đơn giản trong bài viết bên dưới. Ngày đăng: 26/06/2024

Nhiệt miệng và những triệu chứng của nhiệt miệng

Nhiệt miệng thường xuất hiện với những triệu chứng như các vết loét viêm đỏ, có hình tròn hoặc bầu dục trong khoang miệng, gây đau đớn, khó chịu. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 - 2 ngày nếu nặng hơn sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày. Sau đó sẽ biến mất và không để lại sẹo.

Trong thời gian bị nhiệt miệng, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống hay nói chuyện. Tham khảo thêm những mẹo dưới đây để giúp giảm đau và giảm thời gian nhiệt miệng cũng như nhanh chữa lành vết thương hơn. 

4 Phương pháp hỗ trợ chữa nhiệt miệng hiệu quả

Sử dụng nước muối sinh lý để giảm nhiệt miệng

Đây là một trong những phương pháp đơn giản mà người bị nhiệt miệng có thể áp dụng. Với khả năng sát khuẩn, làm sạch tốt, nước muối sinh lý sẽ giúp giảm viêm hiệu quả. Ban đầu, khi dùng nước muối súc miệng bạn sẽ cảm thấy đau rát, tuy nhiên tình trạng này sẽ không kéo dài, cách này sẽ giúp vết loét nhanh lành hơn. 

Bạn có thể mua các loại nước muối sinh lý bán tại các hiệu thuốc, ngoài ra có thể tự pha chế theo công thức:

  • Hòa tan 5g muối sạch trong 230ml nước ấm
  • Sử dụng nước muối này súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 15 đến 30 giây giúp điều trị nhiệt miệng. 

Chữa nhiệt miệng bằng mật ong 

Mật ong có rất nhiều công dụng hữu ích, khi bị nhiệt miệng bạn vẫn có thể dùng mật ong để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, đặt biệt với trẻ nhỏ vì có vị ngọt dễ chịu. Với khả năng kháng khuẩn và chống viêm, mật ong sẽ giúp giảm tình trạng sưng đỏ, đau do nhiệt miệng một cách đáng kể. Ngoài ra, khi dùng mật ong sớm sẽ ngăn ngừa các loại nhiễm trùng thứ cấp do nhiệt miệng gây ra. 

Để nâng cao hiệu quả, bạn có thể dùng mật ong nguyên chất thoa lên vùng nhiệt miệng mỗi ngày từ 3 - 4 lần. Duy trì phương pháp này sẽ giúp cải thiện và rút ngắn thời gian nhiệt miệng. 

Dầu dừa - Thực phẩm giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả

Trong dầu dừa có chứa acid lauric tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, giúp giảm sưng, giảm đau hỗ trợ các vết loét, viêm nhanh lành lại. Bạn có thể dùng dầu dừa nguyên chất thoa phủ lên vị trí nhiệt miệng từ 2 - 3 ngày. Sau khi bôi, bạn hạn chế tiết hoặc nuốt nước bọt để dầu dừa có thêm thời gian bao phù lên những vị trí loét trong miệng nhé!

Dùng nước súc miệng chuyên dụng trị nhiệt miệng

Các loại nước súc miệng nha khoa sẽ giúp kiểm soát tình trạng viêm sưng, nhiễm trùng do nhiệt miệng gây ra. Nó sẽ hỗ trợ nhanh lành vết thương và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. 

Pha loãng nước súc miệng cùng nước ấm theo hướng dẫn sau đó dùng súc miệng từ 2 - 3 lần/ mỗi ngày. Một lưu ý nhỏ đó là không nên dùng kéo dài vì sẽ rất dễ gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng. 

Tips phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả?

  • Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, nhẹ, thực hiện ăn chậm nhai kỹ với những thức ăn không quá cứng, hạn chế nguy cơ cắn vào bên trong miệng. 
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin như vitamin B, vitamin C, khoáng chất như Sắt, Kẽm…
  • Hạn chế các loại thực phẩm gây nóng trong người, dễ nhiệt miệng như rượu, bia, các loại quả nóng, thức ăn cay nóng. 
  • Không nên thức khuya để giảm căng thẳng, mệt mỏi
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, dùng nước súc miệng. 

Tình trạng nhiệt miệng thường không lây lan và gây sưng viêm nghiêm trọng. Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian chữa lành các vết thương, giảm sưng đau khó chịu bạn có thể áp dụng những mẹo hỗ trợ trị nhiệt miệng đơn giản như những gợi ý trong bài. Giúp bạn kiểm soát tốt những yếu tố gây nhiệt miệng và ngăn ngừa tình trạng tái đi tái lại nhiều lần.